5 điểm bạn nên chú ý để không làm tổn hại điểm tín dụng cá nhân

Lịch sử tín dụng/Hồ sơ tín dụng từ lâu đã là một thuật ngữ quan trọng trong ngành tài chính. Vậy khái niệm này có nghĩa là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào trong việc theo dõi, quản lý tài chính cá nhân của bạn? Nó có tác động gì khi bạn đi đăng ký khoản vay không? Có ảnh hưởng đến mức lãi suất cho khoản vay của bạn? Hãy cùng Finizi tìm hiểu.

Lịch sử tín dụng cá nhân là tài liệu ghi lại hành vi thanh toán, khả năng quản lý nợ và thanh toán khoản vay, trả nợ của người vay. Lịch sử tín dụng của cá nhân bao gồm các thông tin sau:

  • Số tài khoản tín dụng
  • Các loại và thời hạn của tài khoản tín dụng
  • Hành vi thanh toán các khoản vay
  • Số tiền nợ cho mỗi tài khoản
  • Số tiền tín dụng khả dụng

Các tổ chức tài chính sẽ ra một quy trình chặt chẽ để xem xét và đánh giá các yếu tố này để ra quyết định về việc có phê duyệt đơn xin vay từ khách hàng hay không, và cả mức lãi suất áp dụng cho độ rủi ro của khách hàng cụ thể. 

Vì vậy, để tăng tỷ lệ duyệt vay, có mức lãi suất tốt khi đi vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hay bất cứ đâu, bạn nên ý thức được những hành vi nào sẽ làm giảm điểm tín dụng của mình, từ đó bắt đầu thực hành các quyết định hợp lý để thiết lập một lịch sử tín dụng cá nhân thật tốt. 

1. Thời điểm thanh toán khoản vay

Bạn có biết rằng lịch sử thanh toán của bạn là yếu tố quan trọng nhất-nhất trong lịch sử tài chính không? Liên tục thực hiện thanh toán trễ có thể tổn hại nghiêm trọng đến điểm tín dụng của bạn, làm giảm cơ hội để thẻ tín dụng hoặc đơn xin vay của bạn được chấp thuận.

Tuy vậy, thanh toán chậm tất nhiên vẫn tốt hơn là không thanh toán. Hoàn toàn ngó lơ việc thanh toán thẻ tín dụng và các hóa đơn cho vay, các khoản vay tiêu dùng, vay tín chấp/thế chấp có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị tính phí trễ hạn, chưa kể chúng luôn được ghi chép lại, đây sẽ là điểm trừ cực lớn trong hồ sơ của bạn.

2. Số dư nợ trong thẻ tín dụng rất cao hoặc kịch trần

Yếu tố quan trọng thứ hai trong đánh giá uy tín tài chính của bạn là tổng số nợ bạn đang có. Sử dụng kịch trần hoặc vượt mức cho phép của thẻ tín dụng có thể làm xấu đi điểm tín dụng của bạn, ảnh hưởng đến uy tín tín dụng chung và khiến việc mở tài khoản thẻ tín dụng mới hoặc bảo đảm các khoản vay mới khó khăn hơn.

3. Bị tịch thu nhà ở/tài sản thế chấp vay

Việc tịch thu nhà/tài sản thế chấp chỉ xảy ra khi bạn không thể thanh toán kịp thời các khoản nợ, dẫn đến người cho vay thế chấp được nắm quyền sở hữu tài sản. Các khoản thanh toán trễ và việc bị tịch thu tài sản của bạn sẽ nằm trong báo cáo lịch sử tín dụng của bạn suốt nhiều năm, đồng nghĩa với việc sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chấp thuận cho vay lẫn lãi suất các khoản vay của bạn trong tương lai.

4. Độ dài lịch sử tín dụng

Điểm tín dụng của bạn cũng được xác định bởi độ dài của lịch sử giao dịch tín dụng. Lịch sử tín dụng dài với nhiều khoản vay được thanh toán đúng hạn sẽ làm tăng điểm tín dụng, vì vậy giữ cho thẻ tín dụng của bạn hoạt động và thanh toán đầy đủ các khoản phí sẽ giúp tăng tỷ lệ chấp thuận nếu như bạn đi vay. 

5. Quá nhiều yêu cầu tín dụng

Bất cứ khi nào bạn đăng ký một khoản vay mới hoặc thẻ tín dụng mới, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ có một quy trình nghiêm ngặt xem xét lịch sử tín dụng, đánh giá các hành vi liên quan đến nợ trong quá khứ để đánh giá khả năng tài chính của bạn. Quá trình này được gọi là yêu cầu tín dụng. Số lượng yêu cầu tín dụng cao trong một thời gian ngắn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn và khiến bạn bị đề xuất mức lãi vay cao.

Giữ lịch sử tín dụng sạch không phải là điều quá khó, tuy nhiên lại rất quan trọng tkhi bạn muốn sử dụng những khoản vay tín chấp (tức vay không cần thế chấp) hoặc vay tiêu dùng, mua sắm cho gia đình, đầu tư cho việc học của bản thân chẳng hạn. Vì vậy, hãy cố gắng lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để không ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân bạn nhé.

——————————-

💰 FINIZI – Vay ưu đãi, lãi nhẹ nhàng!
Hotline: 1900636899
Link download: https://finizi.onelink.me/3x9g/ad981faf

FINIZI